Câu hỏi: Chào bác sỹ Nha Khoa Quốc Tế Á Châu! Em đang mọc răng khôn mà đau lắm bác sỹ, em không ăn uống gì được, không há được miệng, má sưng “khủng khiếp”. Mong bác sỹ tư vấn giúp tại sao lại bị đau răng số 8 trong khi mọc các răng khác thì không đau nhức như thế và bây giờ em phải làm gì với chiếc răng này ạ? Chân thành cảm ơn bác sỹ! (Mai Hoàng My – Định Công – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Hoàng My!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa Quốc Tế Á Châu xin được giải đáp cụ thể như sau:
Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm. Thời điểm răng mọc thường rơi vào khoảng từ 18 tuổi trở đi. Đây là lúc mà xương hàm đã phát triển ổn định, rắn chắc và nướu cũng phủ cứng trên xương hàm. Để mầm răng 8 có thể trồi lên được khỏi nướu, nó phải vượt qua sức cản trở vô cùng cứng chắc của xương hàm và nướu. Nướu lúc này rất khó tách ra để răng mọc lên. Và quá trình tách xương, tách nướu vào giai đoạn này là rất đau đớn. Đó là lý do tại sao là đau mọc răng số 8 là tình trạng phổ biến ở hầu hết những người mọc răng khôn.
Điều này khác hoàn toàn với khi mọc răng lúc bạn còn nhỏ. Vào thời điểm đó, xương hàm còn mềm, lỏng lẻo, nướu chưa rắn lại nên việc mầm răng tạch xương và nướu mọc lên chỉ gây nhức nhẹ ở trẻ và qua đi rất nhanh, không đau nhức, không kéo dài và có các triệu chứng “khủng khiếp” như khi mọc răng khôn.
Tình trạng của bạn sẽ hết khi răng đã mọc hoàn chỉnh. Mức độ hoàn chỉnh cũng khó mà xác định vì không thể căn cứ vào độ nhổ răng. Có những chiếc răng khôn mọc hoàn tất nhưng chỉ lồi khỏi mặt nướu một khoảng nhỏ và thường thấp hơn mặt răng kế cận.
Ngoài ra, đau răng hàm số 8 còn do chính thế mọc của răng. Đa số các răng không vì điều kiện phát triển không thuận lợi nên thường mọc lệch, mọc ngược, mọc đam ngang sang răng bên cạnh. Sự lệch lạc này càng khiến cho mức độ của cơn đau răng thêm gia tăng.
Để giải quyết tình trạng đau nhức răng số 8 một cách tức thời thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau có bán tại các hiệu thuốc. Khi mua thuốc, bạn nên nói rõ nguyên nhân và nhờ dược sỹ tư vấn cho loại thuốc phù hợp. Trong thời gian uống thuốc bạn vẫn nên duy trì chế độ
chăm sóc răng miệng hàng ngày đầy đủ và kỹ lưỡng, dùng thêm nước muối sinh lý để súc miệng càng tốt.
Hoặc tốt hơn bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để nhờ bác sỹ thăm khám. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sỹ sẽ cho bạn loại thuốc giảm đau phù hợp và tính toán giải pháp “đình chỉ răng khôn” nếu xét thấy răng có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác hoặc nguy cơ gây bệnh răng miệng. Đây là việc rất nên làm vì sức khỏe lâu dài của răng miệng, giúp phòng tránh những bệnh lý nghiêm trọng hơn cho răng. Bạn có thể liên hệ đến trung tâm Nha khoa Quốc Tế Á Châu, bác sỹ chuyên sâu về bệnh lý răng hàm mặt sẽ trực tiếp tư vấn tận tình nhất cho bạn.
|
TRUNG TÂM RĂNG – HÀM – MẶT & RĂNG SỨ THẪM MỸ
95 E Lý Nam Đế Hoàn Kiếm Hà Nội
BS. Ngô Quý Vũ
Giám Đốc
Bác sĩ chuyên khoa I
|
Chất Lượng Quốc Tế
Giá Việt Nam!
|
DĐ: 0987302621
Email: contact@nhakhoaquocteachau.vn
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét