Hiện tượng sứt môi với hở hàm ếch là các dị dạng bẩm sinh mà các mô ở miệng hoặc vùng quanh môi không hình thành thích hợp trong toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi. Bệnh hay xảy ra ở trẻ em châu Á, vùng châu mỹ Latinh.Ước tính trên thế giới có khoảng 130 triệu trẻ em bị căn bệnh nay,một tỷ lệ không hề nhỏ.
Trước đây khi khoa học chưa phát triển,thì những ai mắc phải căn bệnh này sẽ phải sống chọn đời với nó cùng sự thẩm mỹ xấu xí không hoàn hảo cho khuôn mặt .Thế kỷ 20,có một điều may mắn xảy ra là bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được. Hầu hết toàn bộ trẻ em sinh ra bị bệnh sẽ được phẫu thuật nhằm tái tạo lại môi trong thời gian 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện rất tích cực về hình dạng cho khuôn mặt.
Vậy bệnh sứt môi và hở hàm ếch là do đâu ?
Sứt môi và hở hàm ếch gây nên khi các mô của môi hoặc là vòm miệng của bào thai không phát triển cùng với việc phát triển của thai kỳ. Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch thường không có toàn vẹn các mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để cấu thành vòm miệng.
Sứt môi là dị hình dạng bẩm sinh tồn tại một khe nứt ở một bên hay cả hai bên đường giữa môi trên. Sự việc xảy ra khi cả 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liên tục được cùng nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng.
Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng thông với khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở một phần.
Phân loại có 3 dạng khác nhau của sứt môi và hở hàm ếch:
- Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch
- Hở hàm ếch mà không sứt môi
- Sứt môi cùng hở hàm ếch.
Hiện tượng hở này có thể xảy ra ở một bên của miệng (hở một bên) hoặc cả hai bên miệng.
Tỷ lệ thống kê của bộ Y Tế cho thấy số trẻ giới nam bị sứt môi nhiều hơn số trẻ gái, trong khi có nhiều trẻ gái bị hở hàm ếch hơn so với trẻ trai. Bởi đây là căn bệnh gây ra các triệu chứng đặc biệt có thể nhìn thấy được nên nó rất dễ chẩn đoán. Căn bệnh này có thể được phát hiện bằng siêu âm trước khi sinh. Bệnh này cần được siêu âm 4 chiều để xác định sớm nhất có thể,nếu hở môi hay hàm ếch không được phát hiện trước khi trẻ được sinh ra thì nó cũng được nhận dạng ngay sau khi sinh.Từ đó có mức độ đánh giá sau sinh một cách cụ thể nhất cho các bậc cha mẹ.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh sứt môi và hở hàm ếch?
Cho đến nay,các chuyên gia nghiên cứu không rõ nguyên nhân chính thức làm cho trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch, tuy nhiên họ tin rằng nó có thể là sự kết hợp của yếu tố gene (di truyền) và môi trường (như uống một loại thuốc nào đó, vấn đề bệnh tật, phụ nữ hút thuốc hoặc nghiện rượu khi mang bầu...). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh hở môi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.
Các bệnh liên quan tới sứt môi và hở hàm ếch
Những bệnh liên quan cũng giống như hệ quả của một loại bệnh điển hình.Trẻ bị bệnh sứt môi hay hở hàm ếch thường dễ liên đới tới nhiều bệnh khác như cảm mạo, điếc đặc và khiếm khuyết khả năng nói hay gọi là câm. Các bệnh về răng miệng như thiếu răng, thừa răng, dị hình hay răng mọc răng lệch lạc v.v.. vẫn thường xảy ra trẻ khi sinh ra bị bệnh hở hàm ếch. Nhiều trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch đặc biệt dễ bị nhiễm trùng viêm tai.Nguy hiểm hơn dẫn tới điếc đặc nghễnh ngãng.
Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cũng gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, bú mớm. Các bình sữa với núm vú cấu tạo chuyên dụng có thể hỗ trợ trẻ bú dễ hơn. Trong một số khả năng, trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch có thể phải cần đến vòm miệng giả để giúp trẻ điều kiện ăn uống.
Phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch
Hiện nay y học tiên tiến có thể điều trị hiệu quả bệnh sứt môi và hở hàm ếch. Phẫu thuật tạo hình có thể tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở.Tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam hiện nay có các đợt phẫu thuật miễn phí cho trẻ 12 tháng tuổi bị di tật bẩm sinh này.
Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cần được xem xét bởi nhiều chuyên gia khác nhau cùng làm việc chung để điều trị bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu ở vài tháng đầu sau khi trẻ được sinh ra, tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ và độ hở của môi hay vòm miệng.Thông tin chẩn đoán cần được thông báo cho cha mẹ hay người thân để chuẩn bị trước tâm lý trước khi mổ.
Những người trong nhóm điều trị bệnh cho trẻ thường gồm có nhà di truyền học, bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, bác sĩ phẫu thuật miệng, bác sĩ chỉnh răng, nha sĩ, nhà trị liệu khả năng nói, nhà thính học, các chuyên gia tâm lý và chuyên gia xã hội học.
Nhóm các chuyên gia này sẽ đánh giá quá trình phát triển bình thường của trẻ, kiểm tra khả năng nghe, nói, dinh dưỡng, răng và trạng thái cảm xúc của trẻ. Sau đó họ sẽ chia sẻ thông tin mà họ biết với bố mẹ trẻ. Ngoài ra, để điều trị cho trẻ, các chuyên gia cũng sẽ làm việc với trẻ về bất kỳ các khó khăn nào trong ăn uống, nói năng, các vấn đề xã hội... Họ sẽ tư vấn giúp cho bố mẹ trẻ trong suốt giai đoạn phát triển và điều trị bệnh của trẻ.
|
TRUNG TÂM RĂNG – HÀM – MẶT & RĂNG SỨ THẪM MỸ
BS. Ngô Quý Vũ
Giám Đốc
Bác sĩ chuyên khoa I
|
Chất Lượng Quốc Tế
Giá Việt Nam!
|
DĐ: 0987302621
Email: contact@nhakhoaquocteachau.vn
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét